Cô Nhung - một giáo viên Ngữ văn - đã tạo cho các con thói quen đọc sách qua việc mỗi tối đều đọc sách cùng các con và 3 mẹ con chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về câu chuyện vừa đọc. Chính điều đó đã giúp Huyền Vi và Quang Minh không chỉ đọc sách mà còn biết đưa ra ý kiến cá nhân trước những vấn đề các con tìm hiểu.
“Các con đã hình thành tư duy phản biện trước những vấn đề 3 mẹ con đã đọc. Các con thường có suy nghĩ ngược lại hoặc nhìn nhận vấn đề ở góc nhìn khác với mẹ. Qua các cuộc tranh luận, các con đã nhận thấy rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần khám phá ở lịch sử, văn học Việt Nam. Chính những điều đó đã khiến các con có cách phản biện tốt hơn trước những vấn đề mà nhiều bạn khác chỉ nhìn nhận xuôi chiều, các con lại có những hướng, góc khác các bạn. Đây là điều tôi rất tự hào về các con của mình”, cô Đỗ Thị Cẩm Nhung tâm sự.
Không chỉ vậy, tình yêu, đam mê với văn học và lịch sử của Quang Minh và Huyền Vi còn được “tiếp lửa” từ ba – nhà thơ Nguyễn Trung Kiên. Hằng ngày, lịch sử và văn học là những chủ đề thường xuyên xuất hiện trong câu chuyện của ba mẹ với Huyền Vi và Quang Minh.
Chia sẻ về ý nghĩa của việc tham gia thi và đạt giải cuộc thi viết thư UPU của các con mình, cô Đỗ Thị Cẩm Nhung cho rằng cuộc thi viết thư UPU đã giúp cho Nguyễn Đỗ Huyền Vi trưởng thành hơn, trở thành người tự tin khám phá những khả năng của bản thân.
Từ một cô bé trầm tính và nhút nhát, sau khi đạt giải Nhất quốc gia thi viết thư UPU năm 2017, sau nhiều lần tiếp xúc với truyền thông, Huyền Vi trở nên tự tin hơn. Phát hiện chất giọng tốt của Huyền Vi, Đài Phát thanh truyền hình Đà Nẵng đã nhận nữ sinh này làm MC cho chương trình "Hoa điểm mười".
Cũng từ đây, Huyền Vi phát hiện ra khả năng dẫn chương trình của mình. Trong những năm học cấp 3, Huyền Vi thường xuyên làm MC dẫn các chương trình ở Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn. Hiện tại, Huyền Vi đang theo học ngành Quản trị sự kiện của Đại học Greenwich và luôn là sinh viên xuất sắc của trường.
Giống như chị gái, Quang Minh cũng ít nói, sống nội tâm. Cô Đỗ Thị Cẩm Nhung cho biết Quang Minh rất say sưa khi xem những bộ phim lịch sử, thích tìm hiểu lịch sử đất nước cũng như thế giới. Quang Minh cũng trăn trở phải làm gì đó để các bạn trẻ yêu thích môn lịch sử nhiều hơn.
“Bật mí” về dự án mà Huyền Vi và Quang Minh đang ấp ủ thực hiện, cô Đỗ Thị Cẩm Nhung cho biết hiện nay, hai chị em đang liên kết cùng một số bạn bè có chung sở thích để làm những bộ phim hoạt hình ngắn về đề tài lịch sử Việt Nam với mong muốn giúp các bạn trẻ hiểu sâu về lịch sử đất nước.
Thời gian tới, ngoài mục tiêu thi tuyển vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, quán quân cuộc thi viết thư UPU năm nay sẽ tiếp tục rèn luyện những môn thể thao yêu thích như cờ vua, bơi lội, chạy, và đặc biệt tiếp tục rèn luyện môn vẽ để trở thành kỹ sư đồ họa hoặc nhà làm phim hoạt hình trong tương lai.
Vượt qua gần 1,5 triệu bài dự thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 - năm 2024 tại Việt Nam, bức thư nói về việc trẻ em thiếu tình thương của Nguyễn Đỗ Quang Minh xuất sắc giành giải Nhất quốc gia.
Em chọn hóa thân thành nhân viên bưu điện ở ngôi làng “Ông già Noel” để gửi thư cho Tổng giám đốc UPU năm 2174. Trước khi đặt bút viết bức thư, cậu học trò Đà Nẵng nhận thấy trẻ em trên khắp thế giới đều có những ước mơ, khát vọng riêng mà không dám nói với người lớn vì sợ bị chê cười. Tuy nhiên, có một người luôn lắng nghe và thực hiện các ước mơ của trẻ em là ông già Noel.
“Em mong muốn sẽ truyền được cảm hứng cho nhiều trẻ em tham gia viết thư, bày tỏ suy nghĩ của mình để sau này dù bao lâu đi nữa, dịch vụ bưu chính vẫn còn mãi”, Nguyễn Đỗ Quang Minh chia sẻ.
Bức thư giành giải Nhất quốc gia UPU 2024 của Quang Minh đã được Ban tổ chức dịch ra tiếng Pháp gửi Liên minh Bưu chính thế giới - UPU tại Thụy Sĩ để dự thi quốc tế.
" alt=""/>Bí quyết của hai chị em ruột cùng giành giải Nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPUPhần Nghị luận xã hội có tính phân hóa cao. Với “Biết nghĩ bằng con tim”, học sinh sẽ không cảm thấy quá nặng nề mà ngược lại, các em chắc chắn có rất nhiều ý tưởng để viết". Tuy nhiên, để đạt được điểm cao (2.5/3.0 trở lên) thì không dễ, đòi hỏi người viết phải có cái nhìn đa chiều, đưa ra những kiến giải rất sâu sắc".
Với phần Nghị luận văn học, thầy Bảo cho rằng, đề bài không gây bất ngờ với phần lớn giáo viên và thí sinh.
Cụ thể, đề 1, yêu cầu “Phân tích tình cảm của nhân vật bé Thu dành cho cha” là một đề rất vừa sức, các yêu cầu phụ cũng rất tường minh, rõ ràng.
"Tôi dự đoán sẽ có nhiều bài viết tốt, có chất lượng về đề bài này. Với một đề bài không quá khó, những bài điểm cao chắc chắn sẽ là những bài thể hiện rõ nét kỹ năng của người viết như: kĩ năng tạo luận điểm, kỹ năng lập luận, phân tích…
Tuy nhiên, chắc chắn nhiều em yếu kỹ năng sẽ khó phân tích vì đây là dạng đề cho phân tích tâm lý, tình cảm của nhân vật. Có em vì không ôn tập kĩ, không thường xuyên rèn luyện sẽ sa đà vào việc kể chuyện thay vì phân tích tâm lí nhân vật.
Đề 2 mở và nhiều sáng tạo. Thí sinh có thể chọn một tác phẩm thơ (hoặc 1 đoạn thơ bất kì) để phân tích. Trong trường hợp không thuộc thơ, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ được gợi ý trong đề. Như vậy, đề chú trọng kỹ năng, thực lực làm bài của thí sinh nhiều hơn là bắt học thuộc lòng. Đây là một điểm sáng đáng ghi nhận của đề thi môn Ngữ văn ở TPHCM nhiều năm nay" - thầy Bảo phân tích.
Thầy Đỗ Đức Anh - giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân - cũng nhận định, nhìn tổng thể, đề thi không quá khó.
"Đề thi cho học sinh cơ hội để các em có thể "bung" hết sự hiểu biết của mình. Học sinh có thể đạt điểm 7 là điều không khó khăn nếu có kỹ năng và ôn luyện tốt" - thầy giáo này nhận định.
"Phần đọc hiểu không mới mẻ, tình yêu biển đảo, quê hương đã ra đề rất nhiều. Cùng với kiến thức thực tế, thí sinh sẽ trả lời dễ dàng. Tôi rất mừng vì năm nay chỉ cho 1 văn bản đọc hiểu, phù hợp với dung lượng thời gian, thí sinh có thể xử lý nhanh gọn trong 15 phút” - thầy Đức Anh nói.
“Ở phần Nghị luận văn học, tôi hơi băn khăn” - thầy Đức Anh chia sẻ thêm. "Đó là đề sẽ khó với thí sinh đã quen với việc trích dẫn sẵn văn bản".
Theo thầy Đức Anh, việc phân tích một nhân vật mà không trích văn bản, không có dẫn chứng nào mà yêu cầu thí sinh phải nhớ dẫn chứng là khó khăn cho các em.
"Đây sẽ là thử thách với thí sinh không thuộc dẫn chứng. Bên cạnh đó, nhiều năm qua Sở ra đề thơ, năm nay ra truyện cũng là một bất ngờ. Thí sinh chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức, kỹ năng sẽ xử lý tốt, nhưng bị hạn chế về thời gian.
Đề số 2 so với mọi năm là tương đối nhẹ nhàng. Độ khó của 2 đề không chênh lệch và cũng rộng cửa cho thí sinh diễn đạt tốt thoát ra khỏi chương trình, lề luật".
>>>Tra điểm thi vào lớp 10nhanh trên VietNamNet<<<
Nội dung đoạn clip cho thấy, khi được mời lên sân khấu phát biểu, hội trưởng hội phụ huynh là bà Nguyễn Thị Liên đã xin phép toàn thể phụ huynh được giãi bày rõ sự việc liên quan đến chuyện nhà trường xin xã hội hóa từ quỹ hội phụ huynh, mua 22 tủ để đồ đạc học sinh trong các lớp học.
Tổng số tủ mua là 22 cái, mỗi tủ có giá 6 triệu đồng. Nguồn kinh phí mua tủ được vận động từ quỹ hội phụ huynh. Nhiều phụ huynh không đồng tình với việc này vì cho rằng với kích thước mà hiệu trưởng đưa ra không thể có giá 6 triệu. Phụ huynh cũng cho rằng, nên dùng chất liệu khác vì tủ gỗ ép sẽ dễ hư hỏng.
Sau khi có ý kiến của phụ huynh, hiệu trưởng nhà trường là bà Đinh Thị Bùi Chung đã thông báo lại giá 4 triệu đồng/tủ. Trong khi bà Liên đang trình bày, bà Chung đã đứng dậy ngăn cản việc phát biểu tiếp của hội trưởng hội phụ huynh.
Clip thể hiện rõ việc bà Chung vừa đi lên phía sân khấu vừa chỉ tay vào hội trưởng hội phụ huynh, yêu cầu người này không được nói đến chuyện xã hội hóa mua tủ trong lễ tổng kết. Thấy hội trưởng hội phụ huynh được mời phát biểu và đã xin phép trước khi nói nên một hiệu phó đứng lên nêu ý kiến rằng hội trưởng hội phụ huynh được quyền đưa ra ý kiến. Lúc này, bà Chung bất ngờ giật luôn micro từ tay hiệu phó. Những diễn biến này diễn ra ngay trước mặt hàng chục phụ huynh cùng nhiều học sinh.
Bà Nguyễn Thị Liên, Hội trưởng hội phụ huynh phát biểu trong lễ tổng kết ngày 24/5, cho biết, đầu năm học, hiệu trưởng đưa ra giá 6 triệu đồng cho mỗi tủ nên nhiều phụ huynh không đồng tình. Sau khi bị phản đối, hiệu trưởng báo lại giá 4 triệu đồng. Hội phụ huynh chưa chính thức thống nhất, hiệu trưởng đã kêu nhà thầu làm tủ.
“Việc này là trái quy trình nên chúng tôi tiếp tục không đồng tình", bà Liên thông tin.
Liên quan đến sự việc, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Bắc Việt - Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá, cho biết: “Huyện đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất Trường mầm non số 1 Thị trấn Quy Đạt để làm rõ những vấn đề khuất tất liên quan đến phản ứng của hội phụ huynh về việc xã hội hóa mua tủ đồ cho học sinh. Trong sáng mai, đoàn sẽ đến làm việc với trường”.